Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Sự tích chim đa đa

Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ. Người mẹ sau một thời gian tang chế cũng đi lấy chồng. Vì bà con thân thích nội ngoại không còn ai nên nó phải theo mẹ về ở với bố ghẻ. Bố ghẻ tính rất vũ phu, coi cả hai mẹ con như kẻ ăn đứa ở. Nhất là thằng bé chưa biết làm gì cả, nên hắn lại càng ghét dữ. Nhiều lúc có việc trái ý, hắn đánh thằng bé thâm tím cả mình mẩy. Nhà hắn cũng không có gì. Hắn thường sinh nhai bằng cách lên rừng đốn củi. Người đàn bà vừa về với hắn được một ngày đã phải gánh củi của chồng đi bán ở chợ. Không may, năm đó trời làm mất mùa. Miếng ăn kiếm rất chật vật. Củi rẻ như bèo. Trước kia một gánh củi nuôi sống gia đình được mấy ngày thì bây giờ không đủ nuôi được một bữa. Thằng bé chưa làm được nghề ngỗng gì cả, trở nên một cái gai trước mắt bố ghẻ.

- Thằng bé này chỉ ăn hại đái nát. Chỉ làm cho ta khó khăn thêm.

Hắn bảo vợ thế và khuyên vợ đem con đi bán cho kẻ khác nuôi. Nhưng người đàn bà nhất quyết không chịu. Thà là cả hai mẹ con cùng chết chứ bà không đời nào chịu lìa con. Người bố ghẻ bèn có ý định muốn giết chết con riêng của vợ. Mạng người lúc này nhỏ bằng cái tơ cái tóc. Huống chi đối với hắn, hắn chẳng coi ra gì.

Nạn đói coi chừng đang kéo dài và ngày càng dữ dội. Một gánh củi lớn bây giờ không đổi nổi một bát gạo. Hôm đó, chờ lúc vợ đi chợ sớm, hắn đưa thằng bé lên rừng. Hắn rủ:

- Mày có muốn trèo ổi và bắt bướm không? Trên ấy thì tha hồ. Thằng bé nghe thế lấy làm thích, cố xin đi theo cho được. Cảnh rừng có nhiều cái lạ làm cho thằng bé lon ton chạy theo bố ghẻ không biết mệt. Người đàn ông đưa nó vào rừng sâu. Khi đến chỗ mấy cây ổi rừng, hắn bảo thằng bé:

- Ổi đấy. Và có bát cơm đây. Chốc nữa tao lại tìm.

Thế rồi hắn bỏ mặc thằng bé, lẳng lặng chui ra, đến một chỗ khác kiếm củi. Nhưng buổi chiều, khi bước chân vào nhà hắn lấy làm ngạc nhiên thấy thằng bé đã về trước hắn rồi. Số là thằng bé trong khi đang bơ vơ giữa rừng rậm thì may mắn gặp một bọn đi đào khoai mài về ngang. Thế là họ đưa nó về. Nhờ có bát cơm, nó vẫn đủ sức đi được đến nhà. Nghe đứa bé kể, hắn bực mình vô hạn. Hắn vờ mắng:

- Chỉ vì mày, làm tao tìm mãi không được!

Một lần khác hắn lại dỗ được đứa bé đi theo lên rừng. Lần này hắn cố tâm đưa nó vào thật sâu, đến những nơi chưa ai dám tìm vào hái củi bao giờ. Khi trốn khỏi thằng bé, hắn nghĩ bụng: "Không chết vì thú dữ thì cũng chết vì lạc, không chết vì lạc thì cũng chết đói mà thôi".

Mãi đến chiều tối vẫn không thấy bố ghẻ trở lại, thằng bé khóc lóc, kêu gào nhưng chỉ có tiếng vọng của núi rừng trả lời nó thôi. Nó cuống cuồng chạy tìm khắp mọi ngả nhưng không hề thấy một bóng người. Khi đã mệt lử và đói bụng, nó tìm đến chỗ bát cơm của bố ghẻ để lại thì không ngờ đấy là một bát cát trên có rắc một lớp cơm với một quả cà để đánh lừa. Thằng bé nhặt những hạt cơm phủi cát bỏ vào miệng. Cuối cùng đói quá, nó cầm lấy bát chạy khắp nơi và kêu lên: "Bố ghẻ ơi! Bát cát quả cà! Bát cát quả cà!" Nhưng tiếng kêu gào của nó chỉ làm cho một vài con chim rừng giật mình mà thôi. Rồi thằng bé chết, hóa thành chim đa đa, luôn luôn kêu những tiếng "Bát cát quả cà! Bát cát quả cà!"

Đợi mãi không thấy con về, người đàn bà khóc thương vô hạn. Đoán biết thằng chồng tàn bạo đã ám hại con mình, bà ta đứng lên xỉa xói vào mặt hắn. Cuối cùng bà ta bắt hắn phải đi kiếm con mình về ngay, nếu không sẽ lên quan tố cáo. Túng thế hắn phải vào rừng. Hắn tìm mãi. Đột nhiên trong khu rừng hẻo lánh nổi lên mấy tiếng "Bát cát quả cà". Hắn rụng rời. Đích thị là oan hồn thằng bé đã lên tiếng vạch tội ác của hắn. Nghe luôn mấy tiếng liên tiếp, hắn không còn hồn vía nào nữa, vội bỏ chạy. Nhưng mấy tiếng "Bát cát quả cà" đuổi theo hắn. Hắn chạy mãi, băng hết khu rừng nọ sang khu rừng kia. Tự nhiên hắn vấp phải đá ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Mấy ngày sau, những người tiều phu thấy thi thể hắn nằm vật ở mé rừng.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: đồsơsinhtại HN || shop bánđồsơsinh || shop trẻthơViệt Nam


Sự tích ông đầu rau



Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước.

Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu. Túng thế hai vợ chồng phải đi mò cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng tình thế vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ vì trận đói còn kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ:

- Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được.

Nghe chồng nói, người đàn bà đòi đi theo để sống chết cho có bạn. Nhưng người chồng bảo:

- Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những gì. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm gì cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc. Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hãy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đã bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác.

Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi. Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu gì nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. Ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm tình của chủ. Nhưng hình dáng người chồng thân yêu không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng.

Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Người ta đã bớt nhắc đến trận đói khốc liệt vừa qua. Nàng thì ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đã ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng. Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có cảm tình với nàng, người ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng. Nhưng người ấy đâu có hiểu được lòng của người thiếu phụ. Câu trả lời của nàng là:

- Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo.

Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không một nét chữ, một lời đồn về người xấu số. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nhìn bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Người đàn ông kia giục nàng quyết định:

- Một là chồng nàng đã chết, hai là còn sống nhưng đã lập một gia đình khác ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Đằng nào nàng cũng khó mong tái hợp. Âu là cùng tôi lập một gia đình mới. Sức của tôi và của của tôi đủ bảo đảm cho nàng sung sướng trọn đời.

Nàng sửa lại vành khăn trắng đã ngả màu, cảm ơn hậu tình của anh ta và xin rốn chờ cho một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua không mang lại một tin tức gì mới mẻ. Lần này nàng mới tin là chồng mình chết thật. Sau một bữa rượu cúng chồng và đãi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới.

Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ xách khăn gói trở về quê hương. Chàng không có vẻ gì khấm khá hơn trước. Chàng chỉ ôm một hy vọng là được gặp lại người vợ yêu. Nhưng vườn cũ nay đã thuộc về chủ mới. Chàng lẩm bẩm: "Thế là hết. Bởi số cả!". Việc người đàn ông đột ngột trở về làm cho mọi người ngơ ngác. Nhất là đôi vợ chồng mới cưới không biết ăn nói làm sao bây giờ. Người đàn bà xấu hổ không dám dàn mặt. Nhưng người chồng cũ đã tìm đến họ và an ủi họ.

- Tôi đi vắng lâu quá. Cái đó hoàn toàn là lỗi ở tôi. Nàng xử sự như thế rất đúng. Tôi chỉ cần về gặp nàng một chút. Thế là đủ. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi này mãi mãi.

Mặc dầu người vợ nài nỉ hết sức, mặc dầu người chồng mới đoan xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết dứt áo ra đi. Chàng không nỡ phá hạnh phúc của họ. Mà chàng cũng không có gan đi đâu xa vì không thể quên được vợ cũ. Băn khoăn dằn vặt hành hạ tâm trí chàng. Đầu óc rối như mớ bòng bong. Chàng nghĩ đến cái chết và trong một lúc cuồng loạn, chàng tự treo cổ lên cây đa đầu làng.

Cái chết kinh khủng đó như một tiếng sét nổ vào đầu người đàn bà. Nàng cảm thấy chính mình là thủ phạm gây ra cái chết của người chồng cũ. Tại sao ta chờ chồng được bảy năm trời mà không rán chờ thêm ít lâu nữa? Tại sao thấy chồng trở về, ta không dám giáp mặt? Nàng không tự chủ được nữa. Tất cả những câu hỏi như lên án một cách âm thầm nhưng kịch liệt trong đầu óc nàng.

Thế rồi buổi sáng hôm sau, trong khi người ta sắp sửa cất đám người đàn ông bạc mệnh thì người ta lại hoảng hốt kéo nhau đi vớt tử thi người đàn bà dưới cái ao bên cạnh nhà. Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Hai cái chết đánh mạnh vào đầu óc mọi người, riêng đối với chàng chưa bao giờ có một sự xúc động dữ dội đến như thế. Chàng luôn miệng kêu to: "Tại sao ta cố ý cướp vợ của người khác". Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử.

Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước tòa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đã đến đây đều phải khai rõ sự thật ôm ấp trong lòng. Theo lời khai của người chồng cũ thì chàng không thể nào xa lìa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm tình rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chỉ có ba tháng. Khi Diêm vương hỏi tình của chàng đối với người vợ cũ như thế nào thì chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà thì nàng thú thật rằng cái tình của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng rãi trong lòng mình, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được tình cảm nồng nhiệt của chàng.

Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop bánđồsơsinh || bìnhsagiár || xeđyHàNi




Ông tướng gầy



Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức. Cây gỗ to bằng thân người, anh chỉ đẵn bốn nhát là xong; còn những cây cổ thụ to bằng bánh xe trâu, bằng cái nong, cái nia, anh chặt một ngày cũng được vài mươi khúc. Tính ra số gỗ anh đẵn được, từ ngày mới biết vác rìu vào rừng đến giờ, cũng đủ dựng nhà cho ba làng, bảy xóm, chín mười ngôi đền, ngôi miếu. Nhưng ngôi nhà vợ chồng anh thì chỉ vừa lọt cái giường, chiếc chiếu. Ngôi nhà thấp đến nỗi anh ra vào thì đầu đụng nóc, vai chạm kèo. Vì nhà anh quá nghèo, vợ lại hay ốm đau, nên đẵn được bao nhiêu gỗ anh đều phải bán rẻ mới kịp mua thuốc cho vợ, mua gạo cho mình. Vì vậy người vợ thường phàn nàn:

- Mình có đốn hết gỗ trong rừng cũng chẳng “đủ” làm một cái nhà ba gian.

Người thợ rừng cũng biết đời mình không sao tránh khỏi điều vợ lo. Nhưng không có cách nào thoát được cảnh bữa sáng lo bữa chiều. Lúc vợ có chửa được bảy tháng, anh thợ rừng đi đốn gỗ về đóng cho vợ một cái giường. Cây gỗ không to, anh mới chặt ba nhát búa mà nó đã chuyển mình sắp ngã. Không may, một luồng gió thổi đến rất mạnh, cây gỗ ngã trái chiều. Anh thợ rừng tránh không kịp, bị gỗ đè gẫy cả hai tay. Thế là mọi việc đều đổ lên đầu người vợ ốm, đang có mang. Chị chạy khắp đầu làng cuối xóm vay mượn về nuôi chồng. Nhưng bạn nghèo thì không có, còn người có của thì chẳng thương người nghèo. Vợ người thờ rừng phải ra sông bắt hến nuôi chồng bữa cháo bữa rau. Nước sông khá sâu, chị phải ngâm mình dướin nước cả ngày mới bắt được một bữa hến.

Một hôm, trời mưa trên nguồn rất lớn, chị đang lăn ngụp giữa sông thị nước nguồn về cuốn chị đi. May sao, chị vớ được một cây chuối lở gốc trôi giữa dòng mới thoát chết, nhưng về đến nhà thì chị đẻ. Nhà anh thợ rừng càng khổ cực hơn, chồng không làm gì được, vợ ốm nặng, đức con trai đẻ thiếu tháng không lúc nào được bú no sữa mẹ. Thằng bé không chết nhưng càng lớn càng gầy còm; mãi đến năm mười bảy tuổi mà người khẳng khiu như cái gậy, xương bọc da, đầu gối to hơn bắp đùi. Khi ngồi đầu gối cao quá vai, tóc trên đầu thưa như lông chân, người lùng nhùng, khi đã ngồi xuống rồi thì không muốn đứng lên. Vợ chồng anh thợ rừng thương con, nên dù nhà nghèo nhưng không bắt con làm gì. Họ đặt tên cho con là Gầy.

Một hôm, Gầy cầm cần câu ra sân ngồi dưới một gốc cây sung câu cá. Gặp hôm cá cắn, mới ngồi chưa nóng chỗ mà em đã câu được mấy con cá to. Đói ăn đã lâu, thấy mấy con cá tươi ngon, em liền lấy củi nhóm lửa tại gốc sung nướng cá ăn. Lúc ấy mặt trời lên được nửa buổi, gió thổi mạnh hắt bóng ngọn lửa xuống dòng sông, một con cá con ở dưới nước vọt lên nhìn, bị con chim bói cá rình trên cây đớp được. Sẵn củi để bên, Gầy ném con chim; con chim bay vù đi thả con cá rơi lại xuống sông.

Sáng hôm sau, em lại cầm cần ra chỗ cũ ngồi câu cá, nhưng vừa đến đã thấy ai bày sẵn dưới gốc cây một con cá nướng to bằng bắp chân và một rá cơm trắng. Mùi cá tươi, cơm nóng thơm nức mũi, tuy chẳng biết là của ai, nhưng từ bé đến giờ chưa bữa nào được ăn ngon như thế, nên Gầy quên câu, ngồi sà xuống ăn một mạch hết con cá nướng và rá cơm. Ăn xong, em vốc nước lên uống thì nghe tiếng người giữa sông nói lên:

- Người đã ăn hết cơm hết cá, vậy là ta đã trả được ơn...

Gầy ngơ ngác nhìn ra thì thấy một việc kì lạ - một vật nửa trên là người, nửa dưới là cá nhô lên khỏi mặt nước giữa sông và nói:

- Ta là Thuỷ thần. Hôm qua con ta đi chơi trông thấy ngọn lửa chiếu xuống, nó nhảy lên xem thì bị loài chim dữ bắt được. Nhờ có ngươi đánh con chim dữ ấy, con ta mới thoát chết. Nay ta đền ơn... người cứ lên khỏi đây sẽ biết.

Em Gầy lóp ngóp chạy lên bờ, đầu chạm phải gốc sung, gốc sung vẹo sang một bên. Một sức mạnh kì lạ đã làm cho em Gầy khoẻ lên vạn lần. Em béo lên, thịt căng ra, mắt sáng, tay chân cứng bóp không lún, tóc dày và cứng như rễ tre. Em gầy chạy một mạch về nhà. Vui mừng qua, em nhảy múa reo hò, rồi vớ lấy cái rìu của cha chém đông, chém tây, chém tả, chém hữu. Chiếc rìu nặng thế mà em cầm nhẹ như chiếc đũa bếp. Cái rìu của cha đối với em bây giờ bé nhỏ quá rồi. Nên em phải rèn một cái lưỡi rìu to bằng bốn bàn tay xoè thì mới vừa tay. Thế rồi, hàng ngày Gầy vác rìu vào rừng đẵn gỗ để nuôi cha mẹ.

Năm ấy nhà vua xây dựng nhiều cung điện. Vua thuê rất nhiều thợ rừng đi đốn gỗ. Gầy xin nhập bọn thợ. Với sức khoẻ và lưỡi rìu to ấy, mỗi ngày em đẵn không biết là bao nhiêu gỗ lim, gỗ trác, gỗ mun, cây nào cũng to như cái nong, cái nia. Nhưng thấy Gầy ít tuổi, bọn thợ rừng bắt nạt, chúng ngồi chơi, hoặc chui vào bóng râm ngủ một ngày, rồi lấy gỗ của Gầy bán được đem chia nhau, chỉ cho Gầy một phần ít. Nên Gầy đẵn gỗ giỏi hơn cha gấp mười lần mà vẫn không đủ nuôi cha mẹ.

Thuê đẵn gỗ xong, vua dựng đền. Ngôi đền toàn gỗ quý, cột cái to bằng cái nong, cột con bằng cái nia, xà ngang xà dọc dài hàng chục sải tay, to đến vài người ôm không xuể. Dựng cột dựng kèo xong, còn cây đòn dông to hơn cái bánh xe trâu, được ghép lại bằng năm cây gỗ lim, dài đến hơn hai mươi sải tay, nên tất cả phường thợ, cả quân lính trong triều ra giúp sức vẫn không sao đặt nổi lên ngàm cái vì kèo. Phường thợ lại cho người đến cầu khẩn Gầy. Gầy đến xin vua cho ăn một bữa cơm. Vua ra lệnh nấu một thùng gạo tẻ, một vạc canh và một con dê luộc. Ăn xong, Gầy vác hẳn một đầu cây đòn dông đặt lên vì kéo. Đặt xong một bên, Gầy đến xốc bên kia lên vai, bước theo các bậc đá đặt nốt lên. Cây đòn dông to, dài hai mươi sải, cả phường lính hì hục cả tháng không đặt lên được, còn Gầy chỉ làm chưa nhai dập miếng trầu đã xong. Vua thưởng cho Gầy ba xe lúa, bảy vò mắm và chín con dê. Gầy đem tất cả những thứ ấy về nuôi cha mẹ.

Vua có một cô công chúa mặt đẹp như tranh, da trắng như ngà. Nhiều hoàng tử, vua chúa các nước đều đến hỏi làm vợ. Trước bao nhiêu người quyền cao chức trọng, giàu có như nhau, vua chưa biết nên gả cho ai, cô công chúa cũng chưa biết chọn ai. Nhưng các vua, các hoàng tử kia thì sợ mất phần, nên cũng đem quân đến đánh, cướp cô công chúa. Đất nước ngập khói ngập lửa, đâu đâu cũng có giặc. Giặc Đông, giặc Tây, giặc hô hét ở phía Nam, giặc tung hoành ở phía Bắc. Nhà vua cuống cuồng, quan văn quan võ đều run sợ, ai cũng mang vợ con đi trốn chứ chẳng ai dám ra chống giặc. Gầy liền vác rìu lên rừng đẵn một cây gỗ lim to bằng cái nia, dài chín sải, vác đi đánh giặc. Chân của Gầy bây giờ khoẻ mạnh như chân voi, đi đến đâu giặc chạy tan tác đến đó. Gầy đi từ Nam ra Bắc, vác gậy lao thẳng vào giữa quân giặc mà quật. Cây gỗ của Gầy quật xuống một nhát, quân giặc chết có đến nghìn người. Xác giặc chết như trâu, đứa chưa chết thì lạy lục xin tha, đứa ở xa thì đều cắm đầu cắm cổ chạy. Gầy đánh tan được giặc ở phía Nam, phía Bắc, thì lũ giặc phía Đông phía Tây đã rùng mình. Sợ sức khỏe kì lạ của Gầy, chúng dẫn nhau chạy hết về nước.

Gầy có công lớn, được vua rước về gả công chúa, phong cho làm tướng. Bọn vua và bọn công tử các nước nghe con anh thợ rừng cưới được công chúa thì tức đến vỡ mặt, nhưng sợ oai ông tướng Gầy, chẳng ai dám bén mảng đến nửa. Từ đó, nhà người thợ rừng mới hết khổ.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: đồsơsinhtại HN || máyhútsatt || bìnhsaembé


Anh chàng nghèo khổ



Ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ nghèo rớt mồng tơi, anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai cho thuê cả. Mãi sau, có một chủ thuyền buôn thấy anh khoẻ mạnh, lại biết bơi lội mới thuê anh về làm thuỷ thủ, hắn hứa cho anh cơm một ngày ba bữa và một năm bốn mươi quan tiền trả trước. Anh chàng tưởng không có nỗi mừng nào hơn thế nữa, vội cầm ba mươi quan về cho mẹ tiêu, còn mười quan thì mang theo định để dành may mặc.

Thuyền cất hàng, vượt biển luôn năm ngày đến một thị trấn lớn. Trên bến người mua kẻ bán chen chúc như hội. Bọn thuỷ thủ bảo chàng:

- Ở đây buôn thứ gì cũng được. Cứ mua một ít đưa về quê nhà bán là tự khắc có lãi.

Anh chàng xưa nay không quen buôn nên cầm mười quan tiền trong tay, chưa biết nên mua thứ hàng gì. Bỗng chốc, anh thấy có một người mang ra bến một con chó bị trói toan vứt xuống sông. Lấy làm thương, anh vội ngăn lại và hỏi duyên cớ. Người ấy cho biết chó này là của chủ mình. Hôm nay chủ đi chợ mua thịt dọn tiệc, không rõ cất đặt thế nào để chó ăn vụng mất cả. Chủ tức giận trói chó đánh một trận thừa sống thiếu chết rồi sai đi bỏ sông. Nghe kể thế, anh chàng xin mua lại con chó. Người kia cười mà rằng:

- Nó chỉ chuyên môn ăn vụng, anh mua về làm gì?

Chàng nghèo đáp:

- Thây kệ, cứ bán nó cho tôi đi!

Cuối cùng anh chàng xỉa ra ba quan mua lại con chó. Anh cởi trói cho nó rồi xích lại bên chỗ mình làm việc.

Sau đó một chốc, anh lại trông thấy có một người đàn bà mang một con mèo toan vứt xuống sông. Anh chàng vội ngăn lại và hỏi duyên cớ. Khi biết tội trạng của mèo cũng chỉ là ăn vụng, anh nài nỉ để con vật lại cho mình. Thấy người đàn bà khuyên không nên mua thứ mèo xấu nết, anh không nghe và nói:

- Thây kệ! Chị cứ bán cho tôi đi!

Thế là cuối cùng mèo cũng thoát chết. Và người chủ mới của nó sau khi xỉa ra ba quan để mua, đem buộc lại gần bên con chó. Ngồi một mình trên thuyền, thấy buồn, anh chàng bèn bỏ thuyền lên bộ đi dạo bờ sông. Bỗng chốc anh thấy có ba đứa trẻ chăn trâu bắt được một con rắn nước, toan dùng roi xử tội. Anh chàng vội chạy lại ngăn cản:

- Các em đừng đánh nó, nó là rắn nước, có làm hại ai đâu?

- "Mặc kệ chúng tôi" - bọn trẻ đáp, rồi lại tiếp: "Chúng tôi bắt được nó, chúng tôi đánh, ông cản làm gì?"

Thấy bọn chúng khăng khăng cố tình giết rắn, anh chàng lại dùng tiền để cứu con vật vô tội. Chúng đòi năm quan. Mãi sau anh mới bớt được một. Thế là tất cả số tiền mang theo lần lượt vơi đến hết. Mua được con rắn, anh vội thả xuống sông cho nó trở về xứ sở. Bọn thuỷ thủ khi nghe anh kể lại những việc mua bán của mình, thì đều cười ngất, cho là một người khờ dại ít có. Anh chỉ ngồi lặng yên, không nói gì cả.

Khi thuyền bắt đầu trở về vào khoảng nửa đêm, anh đang chèo bỗng thấy con rắn nước từ dưới sông bơi lên trao cho mình một viên ngọc mà nói:

- Cha tôi là Long Vương cảm ơn anh cứu mạng tôi, cho tôi đem biếu anh viên ngọc "băng xuyên" để mời anh xuống chơi. Mang ngọc vào mình, anh có thể đi được dưới nước cũng như đi trên bộ.

Anh chàng nghe nói vội vàng đi theo con rắn nước xuống thuỷ phủ. Quả nhiên anh được Long Vương tiếp đãi rất hậu, và biếu anh ngọc vàng châu báu rất nhiều. Sau đó, anh được người của Long Vương đưa về đến tận nhà.

Chủ thuyền thấy anh mất hút, tưởng anh đã rơi xuống nước, bèn đỗ thuyền lại trình xã sở tại. Nhưng khi mọi người về đến quê hương thì họ rất lấy làm ngạc nhiên vì anh thuỷ thủ trẻ đã về đến nhà ba ngày trước rồi.

Từ đó anh trở nên giầu có. Nhưng anh vẫn sống một cuộc đời bình thường với mẹ già. Con chó, con mèo được anh cứu vẫn theo anh không rời. Về sau, anh lấy vợ. Vợ anh là một cô gái rất đẹp. Nàng rất thích đeo nữ trang. Thấy viên ngọc "băng xuyên" chiếu sáng một góc tủ, nàng thích lắm, nên một hôm lấy trộm mang đến cho một người thợ kim hoàn, bảo đánh cho mình một chiếc nhẫn. Không ngờ, người thợ kim hoàn biết là ngọc quý ít có trong thế gian, bèn đi kiếm một viên khác tương tự như thế đánh tráo mà cướp lấy bảo vật.

Khi biết rõ chuyện mất cắp thì anh chàng thuỷ thủ trở nên buồn bã. Hàng ngày anh ra bờ sông, mong tìm lại con rắn nước nhưng chả làm sao gặp được. Chó và mèo thấy chủ không vui, một hôm nói với chủ xin đi tìm viên ngọc.

Đường đi đến nhà người thợ kim hoàn phải qua một con sông rộng. Không có cách gì để vượt cả, hai con vật cứ loanh quanh ở trên bờ. Về sau chúng nó tìm được vào nhà một con rái cá và nhờ nó đưa giúp qua sông. Rái cá vui lòng gọi cho các bạn bè của nó đứng sát vào nhau, kết thành một cái bè cho chó và mèo ngồi lên lưng, chở qua sông yên lành.

Khi đến nhà người thợ kim hoàn, mèo bảo chó:

- Để tao trèo lên nóc nhà kêu lên mấy tiếng cho những con chó trong xóm xúm lại sủa. Thế là mày cứ đường hoàng theo cổng mà vào, không ai biết.

Quả nhiên, bầy chó của nhà người thợ kim hoàn nghe mấy tiếng mèo kêu vội xông ra đuổi. Mèo dẫn chúng đi thật xa nên chó ta lẻn vào nấp dưới cái hầm, vô sự.

Khi hai con vật gặp lại nhau, chúng tìm tòi khắp trong nhà. Tất cả của cải của lão kim hoàn đều bỏ trong cái rương xe, luôn luôn khoá kín, không dễ gì lọt vào được. Mèo bèn cố sức tìm, chụp bắt được một con chuột. Chuột van lạy xin tha mạng. Mèo bảo nó dẫn mình đến gặp chuột chúa đàn. Mèo nói rõ việc mình đến đây và nhờ hắn giúp mình lấy cho được viên ngọc, đổi lại mèo hứa sẽ không chạm đến gia tộc nhà hắn. Chuột chúa đàn vâng dạ rối rít.

- Để tôi bảo lũ con cháu, tôi tớ trong nhà khoét chiếc rương ra, tìm cho các ông.

Nhưng đến khi lọt vào được rương, lũ chuột tìm mãi vẫn không thấy ngọc. Chuột chúa đàn ra báo cho mèo biết, và nói:

- Trong rương này có một cái hộp bằng bạc. Có lẽ nó giấu trong đó; Cái hộp đó thì khó lòng mà gặm được.

- Vậy làm thế nào bây giờ? - mèo hỏi.

- Chỉ có cách là chúng tôi sẽ nhờ xóm giềng hợp sức cùng chúng tôi khoét rộng lỗ thủng làm sao đưa lọt cái hộp ấy ra đây cho các ông tìm.

- Thế thì làm gấp đi.

Chỉ trong một đêm, cả xóm nhà chuột đã lấy được cái hộp đưa cho mèo. Hai con vật tìm cách phá hộp ra, quả thấy viên ngọc của chủ. Chúng vô cùng mừng rỡ.

Sau khi ra khỏi nhà người thợ kim hoàn, chó tranh mèo mang ngọc. Nhưng đến lúc sắp sửa sang sông, vì mắng nhau với một con chó khác, nên chó đã lỡ làm cho ngọc văng xuống nước. Một con cá trông thấy ngọc vội bơi tới đớp và nuốt ngay.

Thấy chó để mất ngọc, mèo giận quá, mắng cho một trận thậm tệ. Chó biết lỗi, lặng thinh, cuối cùng mếu máo:

- Biết làm sao bây giờ?

Suy nghĩ một lát, mèo tìm được một kế bảo chó:

- Chúng ta sẽ tìm đến nhà thuyền chài ở vùng này xin ở với họ. Thế rồi chờ khi họ câu được con cá đã nuốt viên ngọc thì sẽ kiếm cách cướp lấy đem về.

Chó khen mưu kế hay, bèn cùng mèo tìm đến một gia đình ông chài đang đỗ thuyền lại ở bờ sông phơi lưới. Hai con vật tỏ ra rất khôn ngoan, hiền lành nên được cả nhà đối đãi tử tế.

Mấy hôm sau, ông chài đánh mẻ lưới được một con cá chày rất lớn, mổ ruột ra, thấy có viên ngọc. Chó và mèo khấp khởi mừng thầm. Trong khi cả nhà đang trao ngọc cho nhau để xem của lạ, thì mèo tiến lại cọ vào người chủ. Nhân khi chủ sơ ý, nó nhảy lên ngoạm lấy viên ngọc và lập tức cong đuôi nhảy lên bờ chạy mất. Thấy thế, chó cũng ba chân bốn cẳng chạy theo trước con mắt ngơ ngác của mấy bố con nhà ông chài.

Lần này mèo tranh chó mang ngọc. Mèo lên mặt, bảo chó:

- Lần trước ngậm bị rơi mất, lần này có cách rất hay là đội lên đầu. Sắp đến nhà rồi, chả sợ gì nữa.

Nó nói thế nào thì làm như thế.

Nào ngờ mới đi được một quãng đường, bấy giờ có một con quạ đang bay trên đầu mèo, thình lình sà xuống đớp lấy rồi bay lên đậu trên cành cao. Thấy ngọc lại mất, đến lượt chó mắng mèo rất dữ, rồi nói:

- Ngọc rơi xuống nước còn có thể lấy lại được, chứ bay lên trời thì đừng có hòng.

Mèo buồn rầu, nhưng ngẫm nghĩ một lát, nó lại bảo chó:

- Đúng rồi. Tao đã nghĩ ra được một kế.

Chó hỏi:

- Kế gì?

Mèo đáp:

- Giả chết bắt quạ.

Nói xong mèo chạy xuống bờ sông uống một bụng nước đầy căng. Đoạn trở về xua chó trốn đi một chỗ, còn mình thì tới gốc cây phơi bụng trắng hếu giả vờ chết. Quạ đang ngậm ngọc, đậu trên cây cao nhìn xuống thoáng thấy có bóng con vật chết, vội vàng bay xuống toan rỉa thịt. Nhưng khi quạ vừa xáp lại thì mèo đã nhảy xổ lên vồ lấy Quạ. Quạ van lạy xin trả lại viên ngọc cho mèo để được tha mạng. Mèo chỉ đợi có thế, ngoạm lấy viên ngọc ra đi.

Lần này, cả hai con đưa ngọc về đến nhà vẹn toàn. Anh chàng thuỷ thủ lấy lại được món tặng vật của Long Vương, hết sức vui mừng càng thêm quý mến hai con vật có tình có nghĩa.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bìnhsafarlin || máyhútsatt || xeđyHàNi


Vàng lấy con vua

Ngày xửa ngày xưa, có một em bé tên là Vàng, Vàng mới lên tám tuổi thì bố chết. Nhà nghèo, em phải theo mẹ đi làm thuê khắp đó đây. Quần quật suốt ngày mà mẹ con vẫn không đủ ăn. Những hôm mưa rét thấu xương cũng không được nghỉ. Nhiều bữa Vàng chỉ uống nước đi ngủ, còn dành một ít cơm nguội cho bà mẹ. Bà mẹ càng thương xót cho đứa con tội nghiệp của mình.

Ngày tháng qua đi, năm ấy Vàng đã lớn và mẹ Vàng cũng đã già yếu. Vàng một thân đi làm nuôi mẹ và nuôi mình. Thỉnh thoảng Vàng còn làm giúp hàng xóm. Tuy công việc nặng nhọc, bụng đói, nhưng ai nhờ việc gì Vàng đều cố sức làm đâu ra đấy. nét mặt lúc nào cũng vui vẻ. Vì vậy láng giềng ai cũng quý mến Vàng.

Tiếng lành đồn xa. Nhà vua biết tin Vàng làm ăn khéo, lại giỏi. Một hôm bèn cho lính đi gọi Vàng về lợp nhà cho mình. Vàng đến và trèo lên nhà ngay.

Trong khi dỡ mái xuống, chàng trông thấy phía dưới sân nhà một cô gái đang ngồi dệt vải. Vàng muốn biết mặt cô gái liền ngửa cổ nhìn lên, nhưng cô gái vẫn cúi mặt xuống tấm vải, tay đưa thoi. Vàng nghĩ ra một kế khác: lấy sợi lạt cứa vào tay mình cho chảy máu xuống tấm vải. Nhưng uổng công, cô gái vẫn thản nhiên đưa thoi. Vàng thấy không xong, càng nóng lòng bèn đánh bạo gọi:

- Cô ơi! Cho tôi xin miếng giẻ buộc chỗ đứt tay cho khỏi chảy máu.

Lần này cô gái đứng dậy đi tìm cái gậy và buộc miếng vải vào đầu gậy rồi từ từ giơ lên nóc nhà nhưng vẫn không hề nhìn Vàng. Thấy đầu gậy đã sát tay mình mà cô nàng không ngẩng mặt lên, Vàng lại giả vờ gọi:

- Cô ơi! Chua tới... chỗ này cơ mà!

Cô gái tưởng mình giơ lệch chỗ, mới ngửa mặt nhìn lên. Vàng thấy khuôn mặt xinh đẹp của cô gái hiện ra.

Tối hôm ấy, Vàng về nhà nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Hôm nay con đi lợp nhà cho vua thấy con gái của vua xinh đẹp lắm. Mẹ đi hỏi cho con lấy cô ta làm vợ.

Bà mẹ nghe nói không khỏi ngạc nhiên. Một lát, bà thở dài:

- Mẹ con ta nghèo. Vua nào lại gả con gái cho con.

Nhưng Vàng cứ một mực van nài mẹ. Cuối cùng để chiều con trai, bà đi hỏi vua. Mẹ Vàng chưa nói hết lời, nhà vua đã nổi cơn lôi đình mắng vào mặt:

- Nhà ngươi láo thật. Dám đi hỏi con gái ta cho thằng khố rách áo ôm nhà mày ư? Lính đâu, đem mụ già vào cối giã.

Bọn lính răm rắp tuân theo. Mẹ Vàng bị một trận nhừ tử. Bà van lạy mãi nhà vua mới bằng lòng thả cho về.

Khi mẹ đi, Vàng ở nhà đứng ngồi không yên, bụng như có lửa đốt. Vàng hết ra trông lại vào ngóng. Thoáng thấy mẹ về, Vàng đã hỏi ngay:

- Mẹ ơi! Được chứ! Nhà vua đồng ý chưa?

Mẹ Vàng thở không ra hơi:

- Vợ con gì. Chưa nói hết lời, mẹ đã bị vua sai lính bỏ vào cối giã, lại còn chửi mắng. Con muốn lấy thì đi mà hỏi.

Ít lâu sau, Vàng lại đòi mẹ đi hỏi con gái vua cho mình. Thương con, mẹ Vàng lại đánh liều đi hỏi một lần nữa.

Khi bà già đến, nhà vua lần này không chửi mắng và sai lính bỏ vào cối giã như lần trước nữa, mà nói với mẹ Vàng:

- Nhà ngươi muốn công chúa ta làm con dâu thì về bảo con trai tìm cho ta một chum bọ chó và một cái chĩnh dái gà đem đến đây nộp thì ta mới gả công chúa cho.

Mẹ Vàng về nhà thuật lại cho con nghe. Vàng lập tức đi tìm khắp chốn, khắp nơi, nhưng không sao kiếm được một chum bọ chó và một chĩnh dái gà. Chàng buồn rầu khóc bên bờ suối. Bỗng một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên, hỏi:

- Làm sao cháu khóc?

Vàng thưa:

- Mẹ cháu đi hỏi con gái vua cho cháu, vua bảo phải tìm bằng đủ một chum bọ chó, một chĩnh dái gà thì vua mới gả. Cháu đi tìm khắp chốn nơi không được cháu buồn cháu khóc.

Cụ già nói:

- Không lo, cháu về trồng thật nhiều vừng đen và khoai sọ, đợi khi vừng chín, khoai sọ mập cũ, cháu gặt vừng đập lấy hột cho vào chum, rồi bắt mấy con bọ chó rắc lên trên, bịt kín miệng chum lại. Sau đó, cháu đào khoai sọ đem cạo vỏ luộc chín đổ vào chĩnh rồi bắt mấy con gà sống mổ thịt lấy dái nó để trên chĩnh khoai và bịt kín lại đem đi nộp vua.

Y lời, Vàng về nhà làm theo lời cụ dặn. Mấy tháng sau, vừng đã chín, khoai sọ cũng đầy đủ. Vàng làm đúng như lời cụ già và mang đến cho nhà vua.

Vua nhận được đồ lễ bèn mở ngay chum bọ chó nếm thử. Vua khen:

- Úi chao! Ngon quá! Thơm như vừng.

Rồi vua lại mở chĩnh dái gà ăn mấy miếng tấm tắc:

- Tuyệt! Tuyệt! Bùi như khoai sọ.

Ăn hết chum bọ chó và chĩnh dái gà, nhà vua trở mặt:

- Ngươi muốn làm rể ta à? Chưa đủ đâu! Ngươi phải đi kiếm một đôi gà tiên, một trống một mái đem về nộp cho ta thì lúc đó mới nói đến chuyện vợ con.

Vàng tức lắm. Nhưng đành phải đi tìm gà tiên. Được ba ngày, đi mỏi rời chân mà không thấy gà tiên đâu cả. Vàng ôm mặt khóc. Cụ già khi trước lại hiện lên hỏi:

- Làm sao cháu khóc?

Vàng đáp:

- Thưa cụ, vua bảo cháu phải đi tìm một đôi gà tiên, một trống, một mái tới nộp thì vua mới gả con gái cho. Cháu đi tìm ba ngày mà chẳng được.

Nói xong, Vàng lại ôm mặt khóc.

Cụ già bảo:

- Thôi, không khóc nữa. Gần nhà cháu có cái hang đá, bên trong có vợ chồng gà tiên. Hàng ngày cứ đến giờ ngọ, vợ chồng mới ra cửa hang. Gà chồng đứng một bên gáy, gà vợ đứng một bên nghe, cháu đến rình mà bắt. Gà gáy tiếng thứ nhất, chúng xê lại gần nhau, cháu đừng bắt, gáy tiếng thứ hai, chúng xích lại gần nhau hơn, cháu đừng bắt. Đến tiếng thứ ba, chúng sát lại bên nhau, cháu lại bắt cả đôi sẽ có gà tiên nộp vua.

Hôm sau, Vàng tìm đến hang đá ngồi rình. Đúng giờ ngọ bỗng cửa hang từ từ mở ra. Ga trống tiên, gà mái tiên đi ra, mỗi con đứng một bên cửa hang. Gà trống bệ vệ vươn cổ gáy tiếng thứ nhất, chúng xê lại gần nhau. Vàng vẫn ngồi yên. Gáy tiếng thứ hai, đôi gà xích vào nhau tí nữa. Vàng vẫn không nhúc nhích. Gáy tiếng thứ ba, gà trống, gà mái sát lại liền nhau. Lúc đó Vàng mới xông đến chộp lấy chân gà. Nhưng lạ thay, gà khoẻ vô cùng, chúng kéo tay Vàng vào hang, tức thì cửa đóng sập lại. Tay Vàng bị kẹp, đau quá cố rút ra, nhưng càng rút càng đau.

Qua một đêm, bà mẹ ở nhà không thấy con về sốt ruột quá bèn đi tìm. Đi mãi, đi mãi đến hang đá, bà thấy con nằm lăn ở cửa hang, bèn hỏi:

- Sao thế! Sao lại bị kẹp cả tay hả Vàng?

Vàng mếu máo đáp:

- Con tìm được gà tiên rồi. Nó lôi con vào, con vẫn túm chặt chân nó, bị kẹp... mẹ cứu con với!

Mẹ Vàng vừa thương vừa bực, trách con:

- Đấy mẹ đã bảo! Mình là con nhà nghèo ,à đòi lấy con vua. Lần trước vua bắt con nộp bọ, dái gà, lần này lại bắt nộp gà tiên đến nỗi mắc cạn khổ thế này.

Nói xong, bà túm lấy con kéo ra ngoài. Nhưng kéo thế nào cũng không ra. Bà tức quá nói tục một câu. Hang thần nghe không nhịn được, phì cười, cửa hang mở toang chốc lát, Vàng rút được tay, kéo cả đôi gà ra ngoài và trở về nộp vua.

Đến nhà vua, Vàng quỳ xuống mà rằng:

- Muôn tâu Hoàng thượng, thần đi tìm bọ chó, dái gà, gà tiên, con đã tìm đủ rồi, bây giờ vua cho thần được đón công chúa vua về ở với mẹ con thần.

Vua lại bảo:

- Đồ lễ cưới ngươi nộp đủ rồi. Bây giờ ngươi muốn đón vợ thì phải có nhà ở. Trong vùng này, có ông Thạch Long nhà to nhất, đẹp nhất, ngươi về làm được như thế thì hãy đến đây ta mới cho rước dâu.

Vàng lại quay về. Đến nhà Thạch Long, chàng lấy gậy đạp xung quanh nhà để đánh tiếng, Thạch Long nghe có người đạp vào nhà mình, chạy ra hỏi:

- Ai đập gì nhà tôi đấy?

Vàng đáp:

- Vua bảo tôi làm nhà to đẹp như nhà ông thì mới gả công chúa cho. Tôi đến thử đây.

Thạch Long nói:

- Cái hạng mày mà lấy được con vua thì tao nhường lại cái nhà này cho mày ở.

- Ông nói thật hay nói dối?

- Tao nói dối với cái thứ mày làm gì?

Vàng lấy cái đinh đóng vào cột rồi bảo Thạch Long: "Tu mi nam tử, nói thì phải như đnh đóng cột. Tôi đóng cái đinh này để làm chứng".

Vàng đi đến nhà vua xin đón vợ về nhà mới. Hàng xóm láng giềng rậm rịch theo sau, thổi kèn, đánh trống, chuyện trò vui vẻ. Đến nhà Thạch Long, Vàng gọi Thạch Long và bảo:

- Tôi đón dâu về rồi, ông dọn nhà đi nơi khác cho vợ chồng tôi ở.

Thạch Long mắng:

- Nhà của tao sao mày lại đuổi tao đi?

Vàng vặn lại:

- Hôm nọ ông nói gì với tôi. Đinh đóng cột còn kia. Ông ở được thì ông ở cái nhà này. Không nhổ được thì ông đi nơi khác.

Thạch Long cố hết sức nhổ nhưng không được, phải đi nơi khác.

Vàng đưa vợ về nhà Thạch Long, rồi cả hai vợ chồng cùng đi đón mẹ. Khi vợ Vàng đến, mẹ Vàng không tin, hỏi:

- Cô là ai mà đến đây đón tôi?

Vợ Vàng thưa:

- Con là con dâu của mẹ. Vợ chồng con về đón mẹ đến ở với chúng con.

Mẹ Vàng trông thấy Vàng mới tin, bèn theo hai con đi ở nhà mới. Từ đấy gia đình mẹ Vàng thêm một người con dâu biết dệt vải giỏi. Nàng cũng rất mực thương quý mẹ chồng.

Năm sua, có giặc vua nước bên sang cướp. Vàng được vua cha sai đi đánh. Chàng bàn cùng với quân lính lấy rơm bện hàng nghìn hàng vạn người giả đem cắm khắp ngả đường, chờ giặc. Giặc đến, thấy bên Vàng quân sĩ hăng hái, lại đông hàng nghìn, hàng vạn, bèn rút lui.

Nhà vua thấy con rể tài giỏi, làm giặc lui không phải đánh, liền nhường ngôi cho.

Từ đó dân bản yên ổn làm ăn. Vợ chồng Vàng sống hạnh phúc bên nhau.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: xeđygiár || bìnhsa Pigeon || máyhútsaHàNi


Ai Biết Ăn Dè?



Một hôm, các con vật nhỏ trong rừng tổ chức cuộc thi vui. Thi ăn. Không phải ăn nhanh, ăn nhiều mà là... ăn dè. Thỏ, Nhím và Sóc đã dự thi. Ban giám khảo phát cho mỗi con mười hạt đậu. Ai ăn được lâu nhất sẽ đoạt giải thưởng.
Thỏ ăn mỗi ngày một hạt, được 10 ngày.
Nhím ăn mỗi ngày nửa hạt, được 20 hôm.
Sóc tuy nhỏ thế mà chỉ trong bốn ngày đã chén sạch. Phải đứng hạng bét là cái chắc.
Ban giám khảo đợi Nhím ăn xong nửa hạt đậu cuối cùng mới vui vẻ mời bác Khướu có giọng hót vang xa thông báo:
- Vô địch ăn dè là ... Nh..íi...m!
Tất cả đều hoan hô Nhím
Ðúng lúc ấy, Sóc bước ra nói:
- Thưa Ban giám khảo, cháu còn hai hạt đậu nữa chưa ăn.
Bác Khướu hỏi:
- Hai hạt đậu ấy đâu?
Sóc thưa:
- Xin Ban giám khảo đi cùng cháu.
Nói rồi, Sóc dẫn cả bầy đàn đông đảo tới vạt đất nhỏ, ngoài bìa rừng và đứng lại. Bác Khướu thấy Sóc không đưa hai hạt đậu ra, mới giục:
- Hai hạt đậu của cháu đâu?
Sóc liền trỏ vào hai cây đậu nhỏ đã có lá, có ngọn, đáp:
- Thưa bác, đây ạ.! Cháu đã trồng đúng 20 hôm.
Tất cả bấy giờ mới à lên, trầm trồ:
- Giỏi quá! Sóc mới là nhất!
Với hai cây đậu ấy, Sóc sẽ có hàng trăm hạt đậu nữa...

Copyright by Chimcanhcut 2004

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop xeđy || bìnhsagiár || máyhútsaHàNi


Vụ Kiện Châu Chấu



Có một con châu chấu mải mê kiếm ăn nên lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm cho chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc chẳng biết đường nào mà lần. - "Ta cứ bò liều may gặp chỗ nào khỏi ướt thì nằm tạm một đêm". Nghĩ vậy chấu ta cứ lồm cồm bò mãi trên một cành cây mới bám được. Cuối cùng không ngờ nó lại lọt được vào nhà chim di. Ðến đây, châu chấu thấy ấm áp dễ chịu. Nhưng một tiếng hỏi cất lên:
- Ðêm hôm khuya khoắt, ai vào nhà tôi đó? Khéo kẻo đạp lên mấy đứa con tôi!
Thấy chim di mẹ đứng lên hỏi thế, chấu rên rỉ đáp không ra hơi:
- Tôi là chấu đây!... Ðêm lạnh quá... Làm ơn cho ngủ nhờ một đêm, sáng dậy đi ngay.
- Nhà rách nát lại chật chội, mấy mẹ con nằm không đủ. Thôi chú đi tìm nơi khác đi!
Nhưng chấu vẫn kêu nài:
- Cho ghé lưng nằm một tí phía ngoài này cũng được, kẻo tôi lạnh cóng không thể bước đi đâu được nữa.
Nghe nói, chim di mẹ thương hại, bèn đáp:
- Thôi được, cho chú mày nằm ghé bên kia, nhưng phải co cẳng kẻo đạp vào mấy đứa con ta.
Thế là chấu xếp hai càng vào bụng, đặt lưng ngay bên cạnh mấy con bé của chim di. Chỉ một chốc sau chấu cũng như chim di, ai nấy đều ngon giấc.
Ðang ngủ say sưa, bỗng nhiên một tiếng nai kêu "tác" bên cạnh nhà. Tiếng kêu quá to làm cho châu chấu giật mình tỉnh dậy. Chấu vươn vai rồi quên mất lời chim di dặn, duỗi thẳng đôi càng dài thượt của nó. Nhà chim di vốn đặt lơ lửng trên một cành na, nhà quá rách nát vì gió đánh tả tơi lâu ngày chưa kịp chữa. Châu chấu duỗi mạnh đôi càng làm cho cả một chỗ nằm kêu răng rắc:
- Ôi chao! Ðổ mất, đổ mất.
Chim di mẹ kêu tướng lên. Quả nhiên cái duỗi chân của chấu đã làm hại nó. Mấy con chim con bị đạp dồn về một phía, cái nhà nghiêng hẳn, chỉ một chốc rời khỏi cành na, một con chim non còn ngủ say cũng lăn theo và rơi tõm xuống sông. Mẹ con chim di bay loạn xạ đi tìm thì nó đã bị nước cuốn đi mất.
Tức giận vì châu chấu tự dưng vô cớ đến gây tai họa cho nhà mình, sáng hôm sau mẹ con chim di bèn đi kiện với Bụt. Nghe nguyên cáo trình bày đầu đuôi, Bụt liền theo đến tận nơi xem xét rồi gọi châu chấu đến hỏi:
- Tại sao nhà ngươi đêm hôm đến làm hại nhà người ta?
Châu chấu cúi đầu nhận rằng quả nó có gây tang tóc cho nhà chim di, nhưng nó cũng cho Bụt biết rằng nó vốn không có ác ý:
- Tôi không phải là kẻ vô ơn bạc nghĩa đâu. Vì con nai tự dưng ở đâu đến kêu thét vào tai làm cho tôi giật nảy mình. Chính vì thế mà tôi duỗi chân theo thói quen nên mới ra nông nỗi.
Thấy châu chấu tình thực nên Bụt cũng thương hại, bèn cho gọi nai đến, kể cho nai biết đầu đuôi sự việc xảy ra, rồi bảo:
- Nhà đổ con chết, rõ ràng là tại tiếng kêu thét của nhà ngươi. Tại sao nhà ngươi đêm hôm khuya khoắt đến đây kêu rống lên làm gì để gây nên tai vạ?
Nai vội vàng trả lời:
- Oan tôi quá! Lúc ấy tôi cũng đang lim dim đôi mắt. Tự nhiên một quả na xanh rơi trúng vào mặt làm cho tôi toáng đảm kêu lên. Vậy là tại quả na chứ không phải tại tôi.
Nghe nai bày tỏ có lý, Bụt lại quay sang hỏi cây na:
- Vì sao ngươi lại để cho quả xanh rơi trúng vào mặt con nai, làm cho nó hét tướng lên, gây tai vạ cho nhà người ta. Ngươi đã biết tội chưa?
Na đợi Bụt buộc tội xong, lập tức trả lời:
- Bẩm ngài. Tôi đâu có muốn quả xanh của tôi rơi. Vì con sâu nó làm hại tôi, nó cắn cuống quả xanh, cho nên quả mới rụng đấy ạ!
Ðến lượt sâu được Bụt sai gọi đến kể cho nghe sự tình rồi kết tội:
- Nhà ngươi đã thấy rõ chưa? Nếu nhà ngươi không cắn quả na xanh thì làm gì có tai vạ xảy đến cho nhà chim di. Vậy ngươi không tránh được tội lỗi.
Nhưng Bụt không ngờ sâu cũng không nhận tội. Sâu đáp:
- Bẩm ngài, tôi vốn sống yên ở trong đám lá khô dưới kia. Ở đó tôi có nhiều thức ăn ngon lành. Nhưng mấy hôm nay có con gà ở đâu đến nó sục sạo tìm giết cả họ nhà tôi rất là kinh khủng. May mắn làm sao, tôi ba chân bốn cẳng bò được lên đây. Chẳng có gì nhét vào bụng nên tôi phải gặm chút vỏ quả na xanh cho đỡ đói. Nếu có rơi trúng vào nai hay là con gì khác thì điều đó không phải tại tôi mà là tại con gà kia.
Lại đến lượt gà được gọi đến đối chất. Gà vốn không phải quê tại khu vực này. Nó có một đàn con. Mẹ con thường dẫn nhau đi kiếm ăn. Nhưng thức ăn ngày một hiếm. Ngày hôm kia, mẹ gà nhờ được vịt, chỗ quen biết chở qua sông hứa sẽ xin ấp trứng vịt để đền ơn. Vì thế mấy hôm nay gà được no bụng. Nhưng khi nghe Bụt buộc tội vì đã gây tai vạ cho chim di, gà đớ người không biết tìm câu gì để chống chế vì khu vực này không phải là quê quán của mình. Hỏi đến ba lần, gà không trả lời được, nên bị Bụt sai giam lại.
Bầy con của gà có bốn con mái, một con trống. Khi nghe vịt cho biết là mẹ mình bị giam ở bên kia sông thì chúng nó hết sức hốt hoảng. Chúng khẩn khoản nhờ vịt chở qua thăm mẹ. Bốn con gà mái nhớ thương mẹ quá, tranh đi trước. Chúng nó chỉ biết kiếm sâu tìm dế nuôi mẹ mà không biết kêu van với Bụt để mẹ được tha, nên cuối cùng lại về không. Hôm sau đến lượt con trống con đi thăm mẹ nó. Khi nghe mẹ nó kể đầu đuôi sự tình vì sao bị Bụt bắt giam, gà trống con bèn đi tìm Bụt rồi phân trần:
- Bẩm ngài, ngài bắt giam mẹ con thật quả oan hết sức.
Bụt chau mày, hỏi:
- Lại còn oan nỗi gì. Nếu mẹ mày cứ kiếm ăn ở bên kia sông đừng qua bên này, thì làm gì có chuyện con sâu bò lên cắn quả na xanh, làm gì có chuyện quả na xanh ấy đứt cuống rơi vào mặt con nai để con nai kêu thét lên, rồi làm gì có chuyện con châu chấu giật mình duỗi chân đạp đổ nhà chim di và làm cho con nó chết. Chính thủ phạm là mẹ mày, mày còn kêu oan nỗi gì.
Gà trống con lễ phép thưa:
- Bẩm ngài, chính vì thế mà con phải kêu oan cho mẹ con, vì rõ ràng trong lục súc sáu loài, loài nào loài ấy khi sinh con đẻ cái đều được trời cho có sữa nuôi con. Riêng loài gà chúng con thì tuyệt nhiên không có lấy một giọt sữa. Vì thế gà phải chạy vạy tần tảo nuôi con. Mẹ con phải vất vả đi các nơi kiếm thức ăn là vậy. Bên kia người khôn của khó nên phải lần mò sang bên này. Tình cảnh khó khăn buộc phải thế, đâu có phải là tội tại mẹ con!
Bụt thấy gà trống con cãi cho mẹ có lý có lẽ, đành phải thả cho mẹ nó về.
Thấy gà trống bé người mà khôn ngoan, ai nấy đều khen ngợi. Từ đó mỗi lần có kiện tụng việc gì, người ta thường mang gà trống theo, hy vọng nhờ sự có mặt của nó mới thắng kiện. Còn gà thì phải ấp trứng vịt để trả ơn, dòng dõi của nó sau này vẫn thế.

Copyright by Chimcanhcut 2004

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn || shoptủnhựa.vn 


Truyện cổ tích thỏ ngọc






Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn


cây khế





Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: máyhútsữachomẹ.vn || shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn




Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Thỏ và rùa



Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua. Khi thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop trẻthơViệt Nam || shop trẻthơ HCM || shop trẻthơ HN




Cô Bé Lọ Lem




Truyện kể Cô bé lọ lem qua giọng kể nữ truyền cảm. Phù hợp với các bé, các bạn thích nghe truyện cổ tích.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop bánđồsơsinh || shop trẻthơViệt Nam || shop trẻthơ HCM


Cô Bé Tí Hon



Ngày xưa có một bà hiếm hoi, mong có một đứa con mà mãi không được. Bà phải tìm đến một mụ phù thủy để nhờ giúp. Bà nói:
- Tôi muốn có một đứa con, bà bảo giùm tôi phải làm thế nào.
- Ta sẽ giúp - mụ phù thủy trả lời - Hãy cầm hạt lúa này. Nó không giống như lúa mì vẫn mọc ngoài đồng, cũng không giống lúa vẫn cho gà vịt ăn. Đem về gieo vào chậu hoa, một thời gian sau sẽ biết.
- Cảm ơn bà - bà hiếm con trả công và chào mụ phù thủy rồi đem hạt lúa về nhà gieo. Chẳng mấy chốc nó mọc thành một cây hoa tuyệt đẹp, giống như hoa uất kim cương, nhưng cánh hoa cuộn lại như một cái nụ.
- Hoa đẹp quá!- Bà thốt lên và đặt môi lên hoa. Nhưng bà đang hôn bông hoa thì bỗng có tiếng động mạnh làm hoa bừng nở. Nhìn bông hoa, bà ngạc nhiên thấy ở giữa bông hoa có một cháu bé xinh đẹp ngồi trên nhụy hoa, như ngồi trên chiếc ghế tựa màu xanh. Bé chỉ lớn bằng ngón tay cái nên bà đặt tên cho bé là Bé tí hon.
Bà lấy vỏ hạt dẻ để làm cho bé một chiếc nôi rất đẹp, bên trong trải nệm bằng cánh hoa tím, chăn đắp cho bé là một cánh hoa hồng. Ban đêm bé ngủ ở đấy, còn ban ngày bé chơi trên bàn. Bà đặt trên bàn một cái đĩa đựng đầy nước, vành đĩa khoanh một vòng hoa. Cánh hoa nổi trên mặt nước. Có một cánh hoa cánh hoa uất kim cương to dùng làm thuyền. Bé ngồi vào đấy dạo chơi như dạo thuyền, một chiếc lông ngựa dùng làm mái chèo. Bé vừa chèo vừa hát, giọng thật êm ái, dịu dàng.
Một đêm, bé tí hon đang ngủ, bỗng một con cóc to tướng vừa béo vừa nhớt trông phát khiếp chui qua ô kính vỡ trên cửa sổ vào phòng và nhảy lên bàn, nơi cô bé tí hon đang ngủ dưới cánh hoa hồng.
Nó nghĩ thầm:
- Con trai mình được con bé này làm vợ, hẳn là cu cậu sướng mê.
Thế là nó chộp lấy cái vỏ hạt dẻ, trong có Bé tí hon đang ngủ, chui qua ô kính vỡ nhảy ra vườn. Trong vườn có một dòng suối nhỏ, hai bờ lầy lội. Đấy là chỗ ở của hai bố con nhà cóc. Khiếp! Cóc con cũng béo phị như bố, trông rất sợ. Hai bố con sao giống nhau đến thế!
Trông thấy cô bé xinh đẹp trong vỏ hạt dẻ, cóc con reo lên: cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!
Cóc bố bảo:
- Khẽ chứ! Không nó thức dậy, nó trốn mất. Chúng ta sẽ đặt nó lên một lá sen to. Nó bé, ở đấy như ở một hòn đảo, không chạy trốn đi đâu được. Chúng ta sẽ làm cho nó một căn nhà ở ngay chỗ bùn lầy này.
Giữa dòng suối có nhiều gốc sen, lá xòe to bập bềnh trên mặt nước. Cóc bố bơi ra giữa dòng suối, nơi có tàu lá to nhất, đặt chiếc vỏ hạt dẻ đựng bé Tí hon vào đấy.
Sáng hôm sau, thức dậy Bé Tí hon thấy mình đang ở trên tàu lá, bốn chung quanh là nước. Nó sợ quá, òa lên khóc, không có cách vào bờ.
Lúc này, bố con nhà cóc đang trang hoàng phòng cưới, căng lên tường những chiếc lá sen xanh, đính lên những bông sen trắng với những nhị sen vàng. Xong rồi hai bố con bơi ra tận giữa suối đón dâu.
Cóc già cúi chào bé Tí hon và nói:
- Ta giới thiệu với con đây là thằng con trai ta. Chồng của con đấy. Hai con sống trong căn phòng đẹp đẽ giữa chốn bùn lầy này.
Cóc con lại: Cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!
Hai bố con ngậm tàu lá sen to lôi vào bờ. Bé Tí hon ngồi trên tàu lá khóc sướt mướt. Nó không muốn ở nhà của lão cóc già ghê tởm và không muốn lấy thằng con trai gớm ghiếc của lão.
May sao lúc ấy có đàn cá con đang bơi lội dưới suối trông thấy. Chúng nhô lên mặt nước để xem cô bé.
Chúng thấy bé xinh quá lại rất buồn vì phải sống với hai con cóc ghê tởm.
- Không! Không thể để thế được!
Đàn cá bảo nhau và bơi đến dưới tàu lá có Bé Tí hon đang ngồi trên và cắn đứt cuộng sen. Thế là dòng nước cuốn tàu lá đi, đưa cô bé ra xa, rõ xa, bố con nhà cóc không thể bơi tới đó được.
(còn tiếp)

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: đồsơsinhtại HN || nôichobéyêu.vn || bìnhsaembé

Cô Bé Tí Hon(phần 2)



 Ngày xưa có một bà hiếm hoi, mong có một đứa con mà mãi không được. Bà phải tìm đến một mụ phù thủy để nhờ giúp. Bà nói:
- Tôi muốn có một đứa con, bà bảo giùm tôi phải làm thế nào.
- Ta sẽ giúp - mụ phù thủy trả lời - Hãy cầm hạt lúa này. Nó không giống như lúa mì vẫn mọc ngoài đồng, cũng không giống lúa vẫn cho gà vịt ăn. Đem về gieo vào chậu hoa, một thời gian sau sẽ biết.
- Cảm ơn bà - bà hiếm con trả công và chào mụ phù thủy rồi đem hạt lúa về nhà gieo. Chẳng mấy chốc nó mọc thành một cây hoa tuyệt đẹp, giống như hoa uất kim cương, nhưng cánh hoa cuộn lại như một cái nụ.
- Hoa đẹp quá!- Bà thốt lên và đặt môi lên hoa. Nhưng bà đang hôn bông hoa thì bỗng có tiếng động mạnh làm hoa bừng nở. Nhìn bông hoa, bà ngạc nhiên thấy ở giữa bông hoa có một cháu bé xinh đẹp ngồi trên nhụy hoa, như ngồi trên chiếc ghế tựa màu xanh. Bé chỉ lớn bằng ngón tay cái nên bà đặt tên cho bé là Bé tí hon.
Bà lấy vỏ hạt dẻ để làm cho bé một chiếc nôi rất đẹp, bên trong trải nệm bằng cánh hoa tím, chăn đắp cho bé là một cánh hoa hồng. Ban đêm bé ngủ ở đấy, còn ban ngày bé chơi trên bàn. Bà đặt trên bàn một cái đĩa đựng đầy nước, vành đĩa khoanh một vòng hoa. Cánh hoa nổi trên mặt nước. Có một cánh hoa cánh hoa uất kim cương to dùng làm thuyền. Bé ngồi vào đấy dạo chơi như dạo thuyền, một chiếc lông ngựa dùng làm mái chèo. Bé vừa chèo vừa hát, giọng thật êm ái, dịu dàng.
Một đêm, bé tí hon đang ngủ, bỗng một con cóc to tướng vừa béo vừa nhớt trông phát khiếp chui qua ô kính vỡ trên cửa sổ vào phòng và nhảy lên bàn, nơi cô bé tí hon đang ngủ dưới cánh hoa hồng.
Nó nghĩ thầm:
- Con trai mình được con bé này làm vợ, hẳn là cu cậu sướng mê.
Thế là nó chộp lấy cái vỏ hạt dẻ, trong có Bé tí hon đang ngủ, chui qua ô kính vỡ nhảy ra vườn. Trong vườn có một dòng suối nhỏ, hai bờ lầy lội. Đấy là chỗ ở của hai bố con nhà cóc. Khiếp! Cóc con cũng béo phị như bố, trông rất sợ. Hai bố con sao giống nhau đến thế!
Trông thấy cô bé xinh đẹp trong vỏ hạt dẻ, cóc con reo lên: cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!
Cóc bố bảo:
- Khẽ chứ! Không nó thức dậy, nó trốn mất. Chúng ta sẽ đặt nó lên một lá sen to. Nó bé, ở đấy như ở một hòn đảo, không chạy trốn đi đâu được. Chúng ta sẽ làm cho nó một căn nhà ở ngay chỗ bùn lầy này.
Giữa dòng suối có nhiều gốc sen, lá xòe to bập bềnh trên mặt nước. Cóc bố bơi ra giữa dòng suối, nơi có tàu lá to nhất, đặt chiếc vỏ hạt dẻ đựng bé Tí hon vào đấy.
Sáng hôm sau, thức dậy Bé Tí hon thấy mình đang ở trên tàu lá, bốn chung quanh là nước. Nó sợ quá, òa lên khóc, không có cách vào bờ.
Lúc này, bố con nhà cóc đang trang hoàng phòng cưới, căng lên tường những chiếc lá sen xanh, đính lên những bông sen trắng với những nhị sen vàng. Xong rồi hai bố con bơi ra tận giữa suối đón dâu.
Cóc già cúi chào bé Tí hon và nói:
- Ta giới thiệu với con đây là thằng con trai ta. Chồng của con đấy. Hai con sống trong căn phòng đẹp đẽ giữa chốn bùn lầy này.
Cóc con lại: Cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!
Hai bố con ngậm tàu lá sen to lôi vào bờ. Bé Tí hon ngồi trên tàu lá khóc sướt mướt. Nó không muốn ở nhà của lão cóc già ghê tởm và không muốn lấy thằng con trai gớm ghiếc của lão.
May sao lúc ấy có đàn cá con đang bơi lội dưới suối trông thấy. Chúng nhô lên mặt nước để xem cô bé.
Chúng thấy bé xinh quá lại rất buồn vì phải sống với hai con cóc ghê tởm.
- Không! Không thể để thế được!
Đàn cá bảo nhau và bơi đến dưới tàu lá có Bé Tí hon đang ngồi trên và cắn đứt cuộng sen. Thế là dòng nước cuốn tàu lá đi, đưa cô bé ra xa, rõ xa, bố con nhà cóc không thể bơi tới đó được.
(còn tiếp)

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: bìnhsafarlin || đồsơsinhgiátốt || xeđyHàNi

Thạch Sanh Lý Thông



Ngày xưa ở Quận Cao Bình có vợ chồng Bác tiền phu Thạch Nghĩa tuổi đã cao mà không có con. Vợ chồng ngày đêm lo buồn, càng ra sức làm việc nghĩa, như khơi cống, đào mương, đắp đường, vét giếng, cùng lo nấu nước giúp cho người qua đường uống, để mong trời trông lại mà cho một mụn con. Quả nhiên, về sau Thạch Bà thụ thai, nhưng ba năm chưa đẻ. Giữa lúc đó, Thạch Ông mất, Thạch Bà sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Sau đó mấy năm, Thạch Bà cũng mất, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên xuống dạy chàng đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.
Một hôm, có anh hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại mồ côi, có thể lợi dụng được, bèn kết nghĩa làm anh em, rồi đưa Thạch Sanh về nhà.
Bấy giờ có một con trăn tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thần thông, nên không ai làm gì được; nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con nghe tin, hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó Thạch Sanh đi đốn củi về thì Lý Thông đãi rượu, rồi bảo:
-"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm." Thạch Sanh không nghi ngờ gì cả, thuận đi ngay.
Nửa đêm, giữa khu rừng, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt, Trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh, hoá phép đánh nhau với Trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hoá ra một con trăn lớn. Thạch Sanh chặt lấy đầu mang về. Ðến nhà thì hết canh ba. Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, ở trong nhà mẹ con cứ lạy lục, khấn vái mãi. Thạch Sanh mới rõ dã tâm của hai người cố tình đưa mình đến chỗ chết, nhưng Sanh tánh hiền lành, không giận, vui vẻ kể chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông nghe xong, nảy ra một mưu thâm độc. Nó dọa Thạch Sanh rằng Trăn tinh là của nhà vua nuôi xưa nay, bây giờ giết đi, tất thế nào cũng bị tội chết. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi, để hắn ở nhà kiếm cách thu xếp trở về thôn cũ ở gốc đa. Còn Lý Thông thì đêm ngày trẩy kinh, tâu vua đã trừ được Trăn tinh và hắn được Vua phong chức đô đốc.
Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, bảng yết khắp dân gian, điệp gửi cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý. Một hôm công chúa đi dạo vườn hoa, bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây. Thạch Sanh thấy vậy, liền gương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Nhưng đại bàng rút tên ra rồi tiếp tục bay đi, Thạch Sanh lần theo vết máu đỏ, thấy đại bàng chui vào một cái hang rất kiên cố. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về.
Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng xót ruột, truyền cho lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội hát xướng trong mười ngày, sức cho nhân dân đến xem mục đích để dò hỏi nghe ngóng tin tức. Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội hát xướng đồn đến tai Thạch Sanh, chàng lần về thăm, gặp Thạch Sanh, Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh thật thà mà kể lại về việc bắn trúng cánh chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của yêu quái. Thạch Sanh tình nguyện xuống hang tìm công chúa hộ bạn. Quả nhiên gặp công chúa ở đó, Thạch Sanh bèn lấy thuốc mê, bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Ðoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây, ra hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Xong chàng sửa soạn lên theo, nhưng Lý Thông đã ra lệnh cho quân lính lấp kín hang lại mất rồi. Giữa lúc đó thì đại bàng tỉnh lại. Thấy mất công chúa, hắn nổi giận lôi đình gầm lên, vách đá ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hoá phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng bị giết chết, Thạch Sanh mò tìm lối ra, đi đến một nơi, chàng thấy có một cũi sắt trong giam một người con trai. Thì ra đó là thái tử con vua Thủy Tề, bị đại bàng giam đã ngót một năm. Thạch Sanh lấy cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử mời Thạch Sanh về thủy cung để vua cha được đền ơn. Vua Thủy Tề mừng lắm, tặng Thạch Sanh vô số vàng bạc châu báu, nhưng chàng đều từ chối không nhận, chỉ nhận lấy một cây đàn. Xong rồi từ giã vua và thái tử, lên trần gian, về chốn cũ ở gốc đa.
Bấy giờ hồn Trăn tinh và Ðại bàng, khổ sở đói khát, đi thang lang, thất thểu, tình cờ gặp nhau, bèn bàn định mưu kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho vua ăn trộm ngọc ngà châu báu, rồi mang về để ở gốc đa, chỗ của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Nói về công chúa, từ khi lên khỏi hang, chờ Thạch Sanh lên. Thấy Lý Thông đã lấp mất cửa hang, uất ức lên mà hóa câm. Khi trở về cung, ai hỏi gì nàng cũng không nói. Vua buồn rầu sai Lý Thông lập đàn cầu nguyện, nhưng đàn lập đã một tháng mà công chúa vẫn không nói được. Kịp đến cho Thạch Sanh bị bắt giao cho Lý Thông xét sử, thì Lý Thông bèn định tâm giết đi cho khỏi lo ngại về sau. Ngồi trong ngục. Thạch Sanh buồn tình lấy đàn ra gẩy, Không ngờ cây đàn ấy lại là đàn thần. Gẩy đến đâu đàn kể lể đến đó, nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, nó tố cáo tội ác của Lý Thông, nó oán trách sự hờ hững của công chúa. Nó kêu lên, nó rền rĩ, ngân nga trong cung này đến cung nọ. Công chúa ngồi trên lầu, nghe tiếng đàn bỗng reo mừng, cười nói, xin vua cha cho gọi người gẩy đàn. Vua đòi Thạch Sanh kể lại sự tình cho vua nghe, từ khi mồ côi cha mẹ, học phép tiên, kết bạn với Lý Thông, khi chém Ttrăn tinh, khi bắn đạ bàng, cứu công chúa và bị lấp cửa hang. Khi cứu con vua thuỷ tề, khi bị hồn yêu tinh vu oan giáo hoạ.
Vua liền truyền lệnh hạ ngục mẹ con Lý Thông, và giao cho Thạch Sanh được toàn quyền xử định. Thạch Sanh thương tình cho hai mẹ con Lý Thông trở về làng, nhưng dọc đường hai mẹ con gặp trận mưa giông và cả hai đều bị sét đánh chết.
Kế đó, vua cho Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, tin ấy truyền đi, thái tử mười tám nước chư hầu trước đã ôm hận vì bị công chúa ruồng rẫy, nay vua gả cho một thằng khố rách áo ôm, liền cất binh mã đến hỏi tội.Vua sai Thạch Sanh ra dẹp giặc. Khi giáp trận, Thạch Sanh lại đem cây đàn của mình ra gẩy. Tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường, khiến cho quân địch phải xúc động, người thì bồi hồi thương con, thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới quê hương ,không một ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa. Thái tử mười tám nước chư hầu thấy thế khiếp sợ vội vàng xin hàng, Thạch Sanh dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn, nhưng chúng ăn mãi không hết. Chúng càng phục Thạch Sanh rập đầu lậy tạ kéo nhau về nước.
Vua liền làm lễ nhường ngôi cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi công việc đầu tiên của Thạch Sanh là xóa thuế, phóng thích tù nhân, và khuyến khích muôn dân trăm họ theo nghề nông trang.Từ đó, nhân dân mới được yên ổn làm ăn nhà nhà được no ấm đông vui.
Kết Thúc (END)

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: xeđygiár || bìnhsa Pigeon || máyhútsaHàNi


Sự tích con muỗi



Ngày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng.

Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì Nhan Diệp bỗng lăn ra chết. Người chồng đau đớn quá, không muốn rời xa xác vợ, bèn bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bồng bềnh trên mặt nước.


Một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi cỏ cây ngào ngạt, Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng trĩu trái thì lấy làm lạ bèn phăng lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cứu tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu.

Vị thần thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói:
- Ngươi còn nặng lòng vương vấn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy… Ta có thể giúp cho ngươi đạt ước vọng song về sau ngươi đừng có lấy làm ân hận!
Ngọc Tâm theo lời vị thần, dở nắp quan tài vợ ra, chích đầu ngón tay mình nhỏ ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi lên như sau một giấc ngủ dài.

Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại:

- Đừng quên bổn phận của người vợ… Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu chung thủy của chồng… Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng.
Trên đường về quê, người chồng hối hả giục thuyền đi mau. Một tối thuyền ghé bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ý đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy.


Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng sau mới gặp. Nhưng người đàn bà đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp:
- Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại.
Nhan Diệp thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích đầu ngón tay, nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng ngã lăn ra chết.


Người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp thành một vật nhỏ, ngày đêm đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu để trở lại làm người. Con vật này luôn luôn kêu than với chồng cũ, như van lơn, như oán hận, như tiếc thương, ngày đêm o o không ngừng. Về sau giống này sinh sôi nẩy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc, nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop xeđy || bìnhsagiár || shop máyhútsa